Dân số Hẻm núi Sićevo

Theo tài liệu lịch sử và các văn bản gần đây, dân cư ở hẻm núi Sićevo trong hàng thế kỷ chủ yếu vẫn là người Serb.[53] Việc theo dõi dân số mới có chủ yếu từ thời trung cổ, còn trước đó và kể cả về sau luôn gặp khó khăn cản trở bởi hoàn cảnh lịch sử và cách trở địa lý như chiến tranh tàn phá, di cư, định cư tạm thời,...[3]

Di dân

Dân cư tại Sićevo có nguồn gốc từ các vùng khác, thậm chí quốc gia lân cận như Bulgaria và có thể chia thành ba nhóm chính:[7][53]

Nhóm định cư lâu đời nhất (đến cuối thời Ottoman)

Nhóm người nhập cư lâu đời sống ở các làng: Ravni Do (đến từ Svrljica, Zaplanja, Klenj, Pirot, Malča, Kunovica), Lanište (có nguồn gốc từ Giuliani, Bulgaria và các làng lân cận Crnče), Dolac (từ Bulgaria và Gornji Rinj) và Sićevo (từ Svrljica và Čokot).[53]

Nhóm định cư cận đại (từ đầu thế kỷ 20 đến Thế chiến thứ hai)

Nhóm người này ở Dolac (từ Gradište), Kunovica (từ Čukljenik) và Jelašniča (tập trung nhiều dân di cư Serbia đến khai thác mỏ và đặc biệt gia tăng vào giữa hai cuộc chiến tranh thế giới).[53]

Nhóm định cư mới (từ giữa thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21)

Nhóm người này chủ yếu chuyển đến sau Chiến tranh thế giới thứ hai cùng con cháu họ tập trung Prosek, Jelašniča, Sićevo và Ostrovica. Tỷ lệ nhập cư sau chiến tranh lên tới 92,4%, các thế hệ sau được sinh ra thì đã tính là dân bản địa nên tỉ lệ chỉ còn là 37,5% nhưng vẫn là con số lớn nhất trong tổng dân số.[53]

Tổng quan về số lượng dân nhập cư vào hẻm núi Sićevo 1878-2011[47][54][55][56]
Đơn vị1878192119481953196119711981199120022011
Gradište37743554151739223417498658
Dolac305420146139146153137997252
Jelašniča9531.5001.8172.0782.3471.8531.7711.7241.6951.566
Kunovica27547563761257237527718110146
Lanište1111532852632041551331066850
Tu viện-155122118101276226
Ostrovica8891.1361.2831.2901.2091.018889767603464
Prosek354304287318328384438470600586
Ravni Do17425243538037829521314810254
Sićevo9111.0971.3611.3681.3891.2681.0931.0121.007737
Crnče2363854894674323512231146437
Tổng4.5856.3127.4037.5507.4986.1135.3544.7214.3763.606

Tái phân bố - Dịch chuyển và di cư

Tái phân phối dân số là một đặc điểm cơ bản trong sự phát triển dân cư ở hẻm Sićevo:[53]

  • Di dân từ các làng kém phát triển đến các khu định cư tập trung có điều kiện phát triển kinh tế
  • Làm trống nhân khẩu học của nhiều khu dân cư và di dời các làng nằm riêng lẻ đến.[53]

Tái phân bố dân số được đặc trưng bởi việc chuyển dịch dân cư từ các làng kém phát triển; (Gradište, Lanište, Crnče, Dolac, Kunovica, Ravni Do và khu Tu viện) đến các nơi kinh thế phát triển hơn (Sićevo, Ostrovica và Jelašniča), hoặc di dân tới các địa điểm mới (dọc theo cao tốc Niš-Dimitrovgrad hiện tại và phần mở rộng kéo dài) trên quan điểm tăng cường phúc lợi và hiện đại hóa đời sống nông thôn. Bên cạnh việc dịch chuyển có định hướng như trên còn có số lượng tái định cư đáng kể trong phạm vi làng từ các nhà cũ sang các nhà mới xây dựng về sau.[44]

Cho đến giữa thế kỷ 18, số lượng dân nhập cư thường lớn hơn di cư do dòng người tị nạn chạy khỏi sự áp bức của quân Thổ tìm đến hẻm núi Sićevo. Một bộ phận đã quyết định ở lại lâu dài, không rõ đó có phải là nguồn gốc hình thành các làng Sićevo và Ostrovica không. Sau khi giành được độc lập từ tay Ottoman, ghi nhận sự di cư ở mức độ thấp (tới vùng phụ cận Smederevo, România và các nơi khác) vì dân số gia tăng liên tục ở tất cả các làng.[44]

Quá trình công nghiệp hóa các đô thị xung quanh (Niš, Bela Palanka, Pirot) trong giai đoạn 1960-1990 thu hút hàng loạt dân chúng về vùng ngoại ô, chủ yếu là đến Niš. Thực trạng này để lại một khoảng trống nhân khẩu học kéo theo kinh tế đi xuống tại hẻm núi Sićevo.

Tại hẻm núi Sićevo, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tổng cộng có 334 ngôi nhà bị bỏ hoang không có người ở - 68 ở Gradište, 61 ở Kunovica, 59 ở Crnče, 52 ở Dolac, 41 ở Ravni Do, 40 ở khu Tu viện và 13 ở Lanište. Trong phạm vi các làng bị tác động, tổng dân số giảm từ 5,7 lần từ năm 1948 đến 2002.[44]

Prosek là làng duy nhất ở hẻm núi Sićevo có dân số tăng liên tục từ giữa thế kỷ 20 đến năm 2002 (đặc biệt tăng nhanh từ những năm 1990) còn Jelašniča, Ostrovica và Sićevo đều có xu hướng dân số giảm trong những thập kỷ gần đây.[44]

Theo kết quả của Tổng điều tra dân số năm 2011, suy giảm dân số là xu hướng chung của tất cả các làng tại hẻm núi. Yếu tố này tác động rõ rệt đến Gradište, Sićevo, Kunovica, Ostrovica, Crnče, riêng đối với Prosek lại không có thay đổi đáng kể.[48]

Bên cạnh tỷ lệ suy giảm dân số tự nhiên (-29,1‰), tỉ trọng người cao tuổi (hơn 30%) và thực tế 10% người trong độ tuổi lao động cũng sẽ chuyển đến các khu đô thị phù hợp với cấu trúc nghề nghiệp (chủ yếu là Niš và vùng ngoại ô) thì dự kiến trong tương lai, tổng dân số tại hẻm núi Sićevo sẽ tiếp tục giảm.[44]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hẻm núi Sićevo http://www.archeolog-home.com/pages/content/mala-b... http://vukovblog.blogspot.com/2008/02/rat-struja-i... http://wheretoserbia.com/nis-and-around/sicevo-gor... http://www.spc-altena.de/latein/ebene02/eb8_hs8_us... http://www.discoverserbia.org/sr/jugoistocna-srbij... http://www.liman-h2o.org/wp-content/uploads/2012/0... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.gef.bg.ac.rs/img/upload/files/Rad%204.p... http://www.arhivnis.co.rs/cirilica/idelatnost/br%2... http://www.eps.rs/test/malei.pdf